Dự báo một số sinh vật hại chủ yếu tháng 7 năm 2024

03/07/2024 10:18 View Count: 110

Vụ mùa năm 2024, toàn huyện xây dựng kế hoạch gieo trồng 4145 ha; trong đó diện tích gieo thẳng gần 1.100 ha; diện tích lúa cấy hơn 2.200 ha, ha còn lại là diện tích rau màu khác, phấn đấu năng suất lúa đạt 65,5 tạ/ ha trở lên. Với điều kiện thời tiết và cây trồng như hiện nay, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện dự báo một số sinh vật gây hại chủ yếu trong tháng 7/2024 như sau:

1. Cây lúa:

1.1. Bệnh Lùn sọc đen:

Bệnh do rầy lưng trắng là môi giới truyền bệnh, với nguồn rầy lưng trắng được tích lũy từ vụ xuân trên cỏ dại, lúa chét và thời tiết nóng ẩm vụ mùa, khả năng bệnh bùng phát ảnh hưởng tới năng suất lúa nếu không có biện pháp quản lý triệt để ngay từ đầu vụ.

1.2. Sâu cuốn lá nhỏ:

- Lứa 4: Trư­ởng thành vũ hóa cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 sâu non gây hại mạ mùa và lúa mùa sớm, đây là lứa sâu tích lũy mật độ, mật độ tương đương cùng kỳ năm 2023.

- Lứa 5: Trưởng thành vũ hóa cuối tháng 7 đầu tháng 8, sâu non nở tập trung đầu tháng 8 trở đi, giai đoạn lúa đẻ rộ đến cuối đẻ nhánh.

1.3. Sâu đục thân 2 chấm:

- Lứa 3: Trư­ởng thành vũ hóa từ giữa đến cuối tháng 6, sâu non gây dảnh héo trên mạ và lúa mùa sớm.

- Lứa 4: Trư­ởng thành vũ hóa và đẻ trứng  từ trung tuần tháng 8 trở đi, sâu non gây dảnh héo và bông bạc trên lúa trỗ cuối tháng 8 đầu tháng 9, các xã có diện tích lúa cần quan tâm là Cao Đức, Vạn Ninh, Đại Lai, Nhân Thắng, Song Giang, Giang Sơn…

1.4. Rầy nâu, rầy lưng trắng:

- Lứa 4 Rầy cám nở cuối tháng 6, đầu tháng 7 chủ yếu là rầy lưng trắng, đây là giai đoạn mẫn cảm với bệnh lùn sọc đen.

1.5. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:

Bệnh đốm sọc vi khuẩn phát sinh gây hại từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 8, hại nặng giai đoạn lúa cuối đẻ nhánh đến trỗ, tập trung trên các ruộng lúa xanh tốt, các giống lúa năng suất, chất lượng cao, nhất là sau các đợt mưa giông.

* Các đối tượng sinh vật hại khác:

-  Chuột đồng: Hại tập trung từ giữa tháng 7 đến cuối tháng 8 (hại nặng giai đoạn lúa đẻ nhánh đến làm đòng) đặc biệt là khu ruộng ven làng, ven các gò, bãi, đất xen kẹp khu công nghiệp…

- Ốc b­ươu vàng: Xuất hiện và gây hại từ giai đoạn mạ đến đẻ nhánh rộ hại nặng chân ruộng thường xuyên lưu nước.


Trung tâm DVNN kiểm tra dịch hại tại xã Cao Đức

2. Trên cây màu:

2.1. Cây đỗ tư­ơng hè:

- Giòi đục thân, bệnh lở cổ rễ gây hại từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 7.

- Rầy xanh, sâu khoang, sâu cuốn lá gây hại từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 8.

- Sâu đục quả, chuột, bệnh thán thư­ quả, bệnh rỉ sắt… xuất hiện và gây hại từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 8.

2.2. Rau màu các loại:

- Sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang, bọ nhảy, chuột... gây hại từ giai đoạn cây con đến thu hoạch.

- Bệnh đốm vòng, héo xanh, lở cổ rễ, bệnh mốc sư­ơng… gây hại từ giai đoạn trồng đến thu hoạch.

2.3. Trên ngô:

- Sâu keo mùa thu: Gây hại khi ngô có 1 lá thật trở đi, hại nặng giai đoạn 3 lá đến trỗ cờ, mật độ cao hơn cùng kỳ, tập trung chủ yếu ở HTX Tiêu Xá, Cổ Thiết xã Giang Sơn.

- Bệnh khô vằn, đốm lá, gỉ sắt gây hại ngô giai đoạn 5 lá trở đi, khả năng hại nhẹ hơn so cùng kỳ.

3. Biện pháp kỹ thuật:

Về trồng trọt: Đề nghị UBND các xã, TT chỉ đạo các HTXDVNN thường xuyên tuyên truyền hướng dẫn xã viên khẩn trương làm đất để gieo cấy lúa mùa trong khung thời vụ tốt nhất, đưa nước vào các chân ruộng, bón 10-15 kg vôi bột/ sào khi làm đất nhằm xử lý tốt sinh vật hại chuyển vụ và làm gốc rạ nhanh phân huỷ, phấn đấu gieo mạ dược từ 15- 30/6, gieo thẳng xong trước 5/7.

Về Bảo vệ thực vật: Phòng trừ rầy lưng trắng trên mạ dược trước nhổ cấy 2-3 ngày, trên lúa gieo thẳng khi cây lúa có từ 3 đến 4 lá thật; phòng trừ ốc bươu vàng, cỏ dại, chuột đồng, lúa ma theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Nguyễn Thành Đài