Mấy lưu ý chăm sóc lúa sau đợt rét đậm

08/03/2024 08:32 View Count: 166

Do ảnh hưởng của đợt rét kéo dài từ ngày 23-29/2 một số diện tích lúa gieo cấy muộn sinh trưởng kém, lá bị táp, ngả vàng, ít rễ trắng, một số diện tích lúa bị chết thưa, nếu không áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp, lúa chậm hồi phục ảnh hưởng đến phát triển và năng xuất sau này


 

Chúng tôi  khuyến cáo xã viên thực hiện tốt một số biện pháp kỹ thuật sau:

Khẩn trương đưa nước vào các chân ruộng, sử dụng mạ sân dự phòng hoặc trên ruộng lúa gieo thẳng có 3-4 lá tiến hành dặm tỉa đảm bảo mật độ đối với lúa cấy từ 42-55 khóm /m2, đối với lúa gieo thẳng 70-75 dảnh/m2 tuỳ theo giống, khi nhiệt độ bình quân 15 độ trở lên tiến hành bón thúc đẻ nhánh, bón đầy đủ và cân đối N.P.K ngay khi cây lúa bén rễ hồi xanh, lượng phân bón đảm bảo sau bón thúc đợt 1: 100% phân hữu cơ, 100% phân lân, 80-90% lượng đạm, 50% kali theo đúng quy trình kỹ thuật thâm canh từng loại giống, tạo điều kiện cho lúa đẻ nhánh sớm, tập trung, tăng số dảnh hữu hiệu và tăng năng xuất.

Một số chân ruộng lúa bị nghẹt rễ cần bón bổ xung 10-15 kg lân su pe, kết hợp phun siêu lân theo hướng dẫn trên vỏ bao bì, chân ruộng trũng có thể sử dụng 10-15 kg vôi bột để khử độc, chỉ khi có rễ trắng và lá nõn mới ra tiến hành chăm sóc bón thúc bình thường.

Ngoài chăm sóc lúa, cần kiểm tra bọ trĩ hại lúa gieo thẳng, nếu mật độ bọ trĩ 3000 con/m2 trở lên sử dụng hoạt chất cypemethrin để phòng trừ. Các đối tượng hại đầu vụ như giòi đục lá, cỏ dại, ốc bươu vàng, , tuyến trùng… tuỳ theo thời tiết để có biện pháp phòng ngừa kịp thời

Nguyễn Thành Đài -Trung Tâm DVNN Gia Bình