Dự báo một số sinh vật hại chủ yếu tháng 9 năm 2024

05/09/2024 16:00 Số lượt xem: 43

1.Bệnh lùn sọc đen: Bệnh do virus gây ra và rầy lưng trắng là môi giới truyền bệnh. Nguồn rầy lưng trắng chuyển tiếp từ vụ xuân sang cao hơn so với cùng kỳ năm trước, cùng với thời tiết nắng nóng, kèm theo mưa giông sẽ thuận lợi cho rầy lưng trắng gia tăng mật độ nên bệnh lùn sọc đen có nguy cơ phát sinh gây hại cao trên lúa mùa.

2. Bệnh đốm sọc vi khuẩn: Bệnh có khả năng phát sinh sau các đợt mưa giông, bão cuối tháng 7 đến đầu tháng 8 vào giai đoạn lúa cuối đẻ nhánh đến đứng cái làm đòng; bệnh sẽ gia tăng trên những diện tích lúa bón nặng đạm, bón lai rai, ruộng trũng hẩu, các giống mẫn cảm như: TBR225, BC15, Nếp,…

3. Bệnh bạc lá: Bệnh phát sinh giữa tháng 8, cao điểm gây hại từ cuối 8 đến cuối tháng 9 giai đoạn lúa làm đòng đến trỗ chín, trên các giống mẫn cảm như: TBR225, Bắc thơm số 7, VNR20, Nếp,… ở những chân ruộng thường xuyên bị bệnh, ruộng trũng hẩu, bón thừa đạm.

4. Sâu cuốn lá nhỏ Lứa 6: Trưởng thành vũ hóa tập trung từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9; sâu non nở và gây hại tập trung từ đầu đến trung tuần tháng 9, phân bố diện rộng trên các trà lúa giai đoạn làm đòng đến trỗ bông; khả năng DTN cao hơn cùng lứa vụ mùa 2023

5 Rầy nâu. Rầy lưng trắng Lứa 6: Rầy cám nở và gây hại tập trung từ trung tuần đến cuối tháng 8, phân bố trên các trà lúa, giống nhiễm rầy như: Bắc Thơm 7, nếp, BC15, TBR225,... ruộng trũng, lưu nước, ổ rầy từ vụ trước năm trước.

6. Sâu đục thân 2 chấm: Lứa 5: Trưởng thành vũ hóa và đẻ trứng tập trung từ trung tuần đến cuối tháng 8, sâu non gây dảnh héo và gây bông bạc diện tích lúa mùa sau 15/9 trở đi.


Trung tâm DVNN kiểm tra sâu bệnh hại cuối vụ

Biện pháp kỹ thuật

1.Thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, dự tính dự báo tình hình sinh vật gây hại trên lúa, rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày theo tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật gây hại, tiến hành phòng trừ khi dịch hại đến ngưỡng.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn về quy trình kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sinh vật hại lúa, kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón an toàn và hiệu quả; áp dụng rộng rãi quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).

Nguyễn Thành Đài