Phòng Nông nghiệp & PTNT
I. Thông tin chung
- Tên cơ quan: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Địa chỉ: Thị trấn Gia Bình - Gia Bình - Bắc Ninh
- Địa chỉ thư điện tử: pnnptnt.gb@bacninh.gov.vn
II. Tổ chức bộ máy
1. Đ/c Vũ Thị Kim Hương
Chức vụ : Phó Trưởng phòng
Điện thoại : 0989.796.496
Email: vtkhuong.gb@bacninh.gov.vn
2. Đ/c Vũ Quang Thuận
Chức vụ : Phó Trưởng phòng
Điện thoại: 0912.034.150
Email: vqthuan.gb@bacninh.gov.vn
Văn bản này quy định chế độ trách nhiệm và các hình thức khen thưởng, xử lý đối với Người đứng đầu, cấp phó, cán bộ, công chức Phòng Nông nghiệp &PTNT huyện Gia Bình, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND, cán bộ, công chức cấp xã phụ trách lĩnh vực nông nghiệp &PTNT, trong tham mưu, thực hiện nhiệm vụ, công vụ thuộc lĩnh vực nông nghiệp &PTNT.
Điều 2. Đối tượng áp dụng.
Quy định này áp dụng cho các đối tượng sau:
1. Quy định này áp dụng cho người đứng đầu Phòng Nông nghiệp &PTNT là Trưởng Phòng Nông nghiệp &PTNT. Người được giao Quyền Trưởng Phòng hoặc Phụ trách Phòng theo quy định của Pháp luật cũng phải thực hiện chế độ trách nhiệm như Trưởng phòng.
2. Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp &PTNT chịu trách nhiệm như người đứng đầu về lĩnh vực được phân công lãnh đạo, quản lý, điều hành bằng văn bản phân công phụ trách lĩnh vực của người đứng đầu.
3. Cán bộ, công chức Phòng Nông nghiệp &PTNT.
4. Chủ tịch UBND các xã, thị trấn, Phó Chủ tịch UBND hoặc cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ hoặc được phân công phụ trách lĩnh vực Nông nghiệp &PTNT.
Điều 3. Nội dung công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng Nông nghiệp &PTNT: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện quản lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ; kinh tế trang trại nông thôn; kinh tế hợp tác xã nông, lâm, thủy sản gắn với ngành nghề, làng nghề ở nông thôn.
Phòng Nông nghiệp &PTNT có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh.
1. Trình UBND huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn năm năm và hàng năm; chương trình khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn để UBND huyện trình HĐND huyện thông qua; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
2. Trình Chủ tịch UBND huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện.
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, các quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý được giao.
4. Tổ chức thực hiện công tác phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh trên đại bàn.
5. Tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình thủy lợi vừa và nhỏ; công trình nuôi trồng thủy sản; công trình cấp, thoát nước nông thôn; công trình phòng, chống lũ, lụt, bão; quản lý mạng lưới thủy nông trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
6. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với UBND các cấp xã trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn; về thực hiện các biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triên nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, bảo vệ rừng, trồng rừng và khai thác lâm sản; chế biến nông sản; lâm sản, thủy sản; phát triển ngành, nghề, làng nghê nông thôn.
7. Đầu mối tổ chức phối hợp và hướng dẫn thực hiện nội dung liên quan đến phát triển nông thôn; tổng hợp tình hình, báo cáo UBND huyện về việc xây dựng và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện về các lĩnh vực: phát triển kinh tế hộ, trang trại, kinh tế hợp tác, HTX nông nghiệp; phát triển ngành, nghề, làng nghề nông thôn; khai thác và sử dụng nước sạch nông thôn; chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản.
8. Thống kê diễn biến đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất diêm nghiệp, mặt nước nuôi trồng thủy sản, diễn biến rừng; tổ chức thực hiện các biện pháp canh tác phù hợp đề khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyờn đất, nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
9. Quản lý các hoạt động dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; vật tư nông lâm nghiệp, phân bón và thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện.
10. Tổ chức thực hiện công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và các dự án phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện.
11. Giúp UNBD huyện thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và theo phân công của UBND huyện.
12. Giúp UBND huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn thuộc các lĩnh vực quản lý của phũng theo quy định của pháp luật.
13. Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra và thanh tra việc thi hành pháp luật; tham mưu cho UBND huyện giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
14. Thực hiện nhiệm vụ thường trực của Ban Chỉ huy phũng, chống lụt, bão; tìm kiếm cứu nạn; các vấn đề cấp bách trong bảo vệ và phóng cháy, chữa cháy rừng của huyện theo quy định; đề xuất phương án, biện pháp và tham mưu chỉ đạo việc phũng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai về lũ, lụt, bão, sạt, lở, hạn hán, úng ngập và dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn huyện.
15. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hi8fnh thực hiện nhiệm vụ được giao về các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn theo quy định của UBND huyện và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
16. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp, ủy quyền của UBND huyện.
17. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND huyện.
18. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Nội dung chế độ trách nhiệm của Trưởng Phòng Nông nghiệp &PTNT huyện:
1. Chịu trách nhiệm về toàn bộ tình hình và kết quả hoạt động của Phòng Nông nghiệp &PTNT theo nội dung công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Gương mẫu và nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo của cấp trên; tổ chức, điều hành cơ quan thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, có chất lượng và đúng thời hạn được giao; quyết định chủ trương, giải pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về quyết định đó.
3. Thực hiện việc quản lý, chỉ đạo, điều hành cơ quan thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, có chất lượng và đúng thời hạn được giao; lựa chọn và quyết định các giải pháp cần thiết, kịp thời để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về quyết định đó.
4. Ban hành hoặc trình cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật bảo đảm tính hợp pháp của văn bản (bao gồm: văn bản QPPL, văn bản cá biệt, công văn chỉ đạo, điều hành, nội quy, quy chế, quy định áp dụng trong nội bộ cơ quan) nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan hoặc thực hiện việc quản lý, điều hành thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, đảm bảo kịp thời, chính xác, đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền do pháp luật quy định.
5. Căn cứ quy định của pháp luật về phân công, phân cấp và nhiệm vụ, quyền hạn được giao, ban hành văn bản quy định cụ thể: nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cấp phó, của từng cán bộ, công chức trong cơ quan; không để xảy ra tình trạng chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót nhiệm vụ hoặc nhiệm vụ không rõ ràng; bảo đảm cho cán bộ, công chức cơ quan thực hiện đúng pháp luật, đầy đủ và có kết quả tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao.
6. Sử dụng, đánh giá, bồi dưỡng, đề nghị nâng lương, đề nghị khen thưởng, đề nghị kỷ luật và quản lý cụng chức theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
7. Quản lý, sử dụng cú hiệu quả tài sản công được giao; Khi sử dụng các nguồn tài chính, các tài sản, trang thiết bị phải thực hiện đúng chế độ, chính sách và đúng quy định của pháp luật; quản lý, kiểm tra thường xuyên, không để xảy ra tham nhũng, lãng phí, hư hỏng, mất mát, thất thoát. Thực hiện tốt phòng, chống cháy, nổ và đảm bảo an toàn cho cơ quan.
8. Thực hiện đúng quy định của pháp luật về văn hóa công sở; không để xảy ra tình trạng công chức thuộc thẩm quyền quản lý có thái độ hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
9. Tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ quan theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm cho mọi hoạt động trong cơ quan thật sự dân chủ, đoàn kết, thống nhất; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi thẩm quyền có hiệu quả và theo đúng quy định của pháp luật; chấp hành và chỉ đạo cán bộ, công chức thuộc quyền chấp hành nghiêm, đầy đủ, kịp thời các quyết định, kết luận sau thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
10. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; về phát ngôn, khai thác, quản lý và sử dụng mạng Internet trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
11. Chấp hành nghiêm chế độ thông tin báo cáo theo quy định (báo cáo, thông tin đầy đủ, đúng nội dung, thời gian); tham dự đầy đủ, đúng thành phần và thời gian các cuộc họp do cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền triệu tập; chấp hành nghiêm quy định của UBND huyện trong việc tham mưu xây dựng Chương trình, Kế hoạch, Đề án, Báo cáo...trỡnh cơ quan có thẩm quyền trong các lĩnh vực công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hoặc khi được giao. Xin ý kiến về những vấn đề những vấn đề vượt quá thẩm quyền và báo cáo công tác trước Huyện uỷ, HĐND, UBND cùng cấp khi được yêu cầu; phối hợp với các cơ quan chuyên môn, tổ chức chính trị- xã hội huyện giải quyết những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
12. Thực hiện các chế độ trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Nội dung chế độ trách nhiệm đối với Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp &PTNT huyện:
Phó Trưởng Phòng là người giúp Trưởng Phòng; chịu trách nhiệm trước Trưởng Phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng Phòng vắng mặt, một Phó Trưởng Phòng được Trưởng Phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng.
Điều 6. Nội dung chế độ trách nhiệm đối với cán bộ, công chức Phòng Nông nghiệp &PTNT:
1. Cán bộ, công chức trong cơ quan phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Trưởng Phòng, Phú Trưởng Phòng đối với nhiệm vụ được phân công. Cụ thể như sau:
a. Phải phục tùng sự phân công nhiệm vụ của cấp trên. Thực hiện tốt kỷ luật lao động, đặc biệt là thời gian lao động. Có tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ được giao. Hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chuyên môn theo đúng pháp luật, đúng quy định. Thực hiện tốt chế độ báo cáo, các báo cáo hoàn thành đúng thời gian quy định, báo cáo phải trung thực, đúng với thực tế, không được báo cáo sai sự thật.
b. Quản lý, sử dụng đúng quy định đối với tài sản công được giao, không để xảy ra hư hỏng, mất mát, thất thoát, lãng phí.
c. Thực hiện đúng quy định của pháp luật về văn hóa công sở. Không được có thái độ hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực thi nhiệm vụ, công vụ.
d. Không được vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Không tham nhũng, lãng phí.
đ. Thực hiện tốt nội quy, quy định của cơ quan. Tham gia thực hiện tốt các chế độ về trực cơ quan, lao động, vệ sinh...
e. Chịu trách nhiệm cá nhân khi được trưng tập tham gia các Hội đồng, thành viên giúp việc Hội đồng, Tổ công tác, Ban chỉ đạo...
2. Nội dung chế độ trách nhiệm này cũng được áp dụng đối với cán bộ phụ trách Nông nghiệp &PTNT các xã, thị trấn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công vụ.
Điều 7. Trách nhiệm của Chủ tịch UBND xã, thị trấn (hoặc Phó Chủ tịch được phân công) khi phụ trách lĩnh vực Nông nghiệp &PTNT.
Chủ tịch UBND xã, thị trấn (hoặc Phú Chủ tịch được phân công) phụ trách lĩnh vực Nông nghiệp &PTNT có trách nhiệm tham mưu, đề xuất, cho UBND cấp xã tổ chức thực hiện các nội dung cụng việc sau:
1. Tổ chức và hướng dẫn thực hiện quy hoạch, chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách về nông nghiệp và phát triển nông thôn.
3. Chỉ đạo kế hoạch sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, phát triển rừng hàng năm; tổ chức hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp kỹ thuật chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt.
4. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, tổ chức huy động lực lượng và thực hiện phũng trừ dịch bệnh cõy trồng, vật nuôi, thuỷ sản; tổ chức thực hiện việc tu bổ, bảo vệ đê điều, bờ vùng, công trình và cơ sở hậu cần chuyên ngành, bảo vệ rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng, chống chặt phá rừng và khắc phục hậu quả thiên tai hạn hán, bão, lũ, úng, lụt, sạt, lở, cháy rừng; ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng, công trình và cơ sở hậu cần chuyên ngành tại địa phương.
5. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc xây dựng các công trình thủy lợi nhỏ và mạng lưới thủy nông; giám sát, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nước trong công trỡnh thủy lợi và nước sạch nông thôn trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thống kê diễn biến đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất diêm nghiệp; thống kê rừng, kiểm kê rừng, diễn biến tài nguyên rừng, diễn biến số lượng gia sức, gia cầm trên địa bàn cấp xã theo quy định; tổng hợp tình hình thực hiện tiến độ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
7. Tổ chức việc khai thác và phát triển các ngành, nghề, làng nghề truyền thống nông thôn; ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất và phát triển các ngành, nghề mới trên địa bàn cấp xã.
8. Tổ chức thực hiện công tác quản lý chất lượng sản phẩm, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn cấp xã theo quy định.
9. Tổ chức thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ công về nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn cấp xã.
10. Thực hiện việc báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, công tác thuỷ lợi và phát triển nông thôn trên địa bàn cấp xã theo quy định.
Điều 8. Nội dung chế độ trách nhiệm đối với cán bộ Nông nghiệp &PTNT các xã, thị trấn:
1. Cán bộ phụ trách lĩnh vực Nông nghiệp &PTNT các xã, thị trấn chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND cấp xã tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn tại theo quy định tại Điều 7 bản Quy định này.
2. Cán bộ phụ trách lĩnh vực Nông nghiệp &PTNT phải thực hiện tốt nội dung chế độ trách nhiệm theo quy định tại Điều 6 bản Quy định này.
Điều 9. Khen thưởng:
Người đứng đầu, cán bộ, công chức Phũng Nông nghiệp &PTNT, Chủ tịch UBND, cán bộ phụ trách lĩnh vực Nông nghiệp &PTNT cỏc xó, thị trấn thực thi nhiệm vụ trong lĩnh vực Nông nghiệp &PTNT chấp hành nghiêm chế độ trách nhiệm quy định tại văn bản này và các văn bản pháp luật có liên quan thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật và được xem xét khi bổ nhiệm lại, bổ nhiệm chức vụ cao hơn, xét nâng lương trước thời hạn hoặc khi cử dự thi nâng ngạch theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Những trường hợp xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu và cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ trong lĩnh vực Nông nghiệp &PTNT:
1. Vi phạm nội dung chế độ trách nhiệm, vi phạm việc thực hiện nhiệm vụ công vụ theo quy định tại bản Quy định này và các quy định khác của pháp luật.
2. Buông lỏng công tác quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát dẫn đến cán bộ, công chức thuộc quyền có hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện chức trách nhiệm vụ, công vụ được giao; khi phát hiện cán bộ, công chức, lĩnh vực quản lý thuộc trỏch nhiệm tham mưu có sai phạm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ, người đứng đầu không có biện pháp kiên quyết để chấm dứt hành vi vi phạm đó và không kịp thời áp dụng biện pháp khắc phục có hiệu quả.
3. Không giao nhiệm vụ hoặc giao nhiệm vụ cho cấp dưới không rừ ràng; không kiểm tra hoặc thiếu kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn nghiệp vụ cho cấp dưới trong thực hiện nhiệm vụ được giao dẫn tới cấp dưới vi phạm pháp luật hoặc thực hiện chức trách nhiệm vụ kém chất lượng, kém hiệu quả, không đảm bảo thời gian quy định.
4. Cấp dưới đó báo cáo, xin chỉ thị những vấn đề thuộc thẩm quyền của người đứng đầu nhưng không kịp thời giải quyết theo quy định.
5. Đưa ra ý kiến chỉ đạo bằng văn bản hoặc bằng lời nói trái pháp luật, chung chung, không rõ ràng, không nhất quán, làm cho cấp dưới không có cơ sở thực hiện, hoặc thực hiện trái pháp luật, gây hậu quả xấu, gây lãng phí ngân sách, tài sản, thời gian của Nhà nước, tổ chức, công dân; tham mưu, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản trái pháp luật; không thực hiện đúng thời hạn nhiệm vụ được giao.
6. Buông lỏng công tác quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, dẫn đến cấp phó, người được ủy quyền làm trái chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà pháp luật đó giao cho người đứng đầu.
7. Để cấp phó và công chức thuộc quyền quản lý tham nhũng, lãng phí, thực hiện trái chế độ, chính sách quy định.
8. Giải quyết, tham mưu giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, lĩnh vực quản lý kém hiệu quả, không đúng pháp luật; để đơn thư thuộc trách nhiệm tham mưu, giải quyết tồn đọng, kéo dài, vượt cấp, gây bức xúc cho tổ chức và công dân; chấp hành không nghiêm chỉnh hoặc để cán bộ, công chức thuộc quyền chấp hành không nghiêm chỉnh các quyết định và kết luận sau thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
9. Xử lý khụng nghiờm minh cỏc hành vi vi phạm phỏp luật của cấp dưới hoặc bao che cho hành vi vi phạm pháp luật của cấp dưới.
Điều 11. Các hình thức trách nhiệm:
1. Người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, cán bộ, công chức ngành Nông nghiệp &PTNT và các cá nhân khác có liên quan nếu vi phạm chế độ trách nhiệm quy định tại Quy định này và các văn bản pháp luật có liên quan, tùy theo tính chất và mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm, phải chịu một hoặc nhiều hình thức trách nhiệm sau đây:
a. Trách nhiệm kỷ luật;
b. Trách nhiệm dân sự;
c. Trách nhiệm vật chất;
d. Trách nhiệm hình sự;
đ. Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
2. Ngoài các hình thức trách nhiệm nêu trên, người vi phạm có thể bị xử lý bằng các hình thức khác theo quy định của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội.
Điều 12: Hình thức xử lý vi phạm; thẩm quyền, trình tự xử lý vi phạm:
Hình thức xử lý vi phạm; thẩm quyền, trình tự xử lý vi phạm tuân theo quy định của Luật cán bộ, công chức, Nghị định số 34/2011/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định số 64/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh và các quy định có liên quan về xử lý kỷ luật, quản lý, phân cấp quản lý cán bộ, công chức.
Điều 13: Tổ chức thực hiện:
Căn cứ quy định trên, Trưởng Phòng, Phó Trưởng Phòng, cán bộ, công chức Phòng Nông nghiệp &PTNT huyện, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn (hoặc Phó Chủ tịch được phân công) phụ trách lĩnh vực Nông nghiệp &PTNT, cán bộ, công chức phụ trách lĩnh vực Nông nghiệp &PTNT và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Những vấn đề liên quan đến chế độ, trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ trong thực thi công vụ, hành vi vi phạm và việc áp dụng hình thức xử lý, nếu văn bản này không quy định thì áp dụng Nghị định số 157/2007/NĐ-CP, Nghị định số 34/2011/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định số 64/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh và các văn bản pháp luật có liên quan.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Trưởng Phòng Nông nghiệp &PTNT có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo UBND huyện xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.